Tình trạng bề mặt ngoài tủ đông bị bám nước còn được gọi là tủ đông bị đổ mồ hôi. Tình trạng này có ảnh hưởng đến hoạt động của tủ không? Nguyên nhân do đâu? Đọc tiếp bài viết để tìm hiểu.
Mục lục
Môi trường ẩm ướt
Thời tiết ẩm ướt khiến cho độ ẩm tăng cao khiến bề mặt ngoài của tủ bám một lớp hơi nước mỏng. Lớp nước này bám lâu trên thành tủ khiến nấm và vi khuẩn sinh sôi làm mất thẩm mỹ của tủ. Bên cạnh đó, lớp nước bám vào dàn lạnh của tủ ảnh hưởng đến quá trình làm lạnh của tủ.
Bạn nên lau sạch lớp nước, tránh để chúng bám trên thành tủ quá lâu.
Không đóng kín cửa tủ
Nếu bạn không tủ kín cửa tủ thì xung quanh phần mép tủ và cánh tủ thường bám nhiều hơi nước hơn so với những nơi khác, thậm chí chỉ có vùng đó ướt còn những nơi vẫn khô thì đồng nghĩa với việc tủ đông của bạn bị đổ mồ hôi.
Trường hơp cửa tủ chưa đóng chặt, bạn chỉ cần đóng chặt lại cửa tủ là được. Nhớ lần sau đóng chặt cửa tủ là được.
Trường hợp gioăng cửa tủ bị cong vênh gây mất cân bằng khiến cho việc đóng cửa tủ gặp khó khăn. Lúc này, bạn cần tháo gioăng ra ngâm trực tiếp vào nước nóng hoặc sử dụng máy sấy để làm cho gioăng cửa phục hồi lại độ đàn hồi. Để đảm bảo hơn, bạn nên thay gioăng cửa để tránh rủi ro. Bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng và bảo quản tủ đông để sử dụng lâu dài hơn nhé.
Hỏng miếng xốp cách nhiệt
Trong quá trình di chuyển hoặc sử dụng, miếng xốp cách nhiệt rất dễ bị hư hỏng gây ra tình trạng đọng lại nước trên thành tủ. Đây là tình trạng rất nặng của tủ, bạn cần phải gọi thợ đến sửa ngay tức khắc, nếu không thể sửa thì không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải thay mới tủ. Lựa chọn một thương hiệu uy tín như alaska, sanaky,sumikura… để mua những sản phẩm chính hãng với chất lượng cao.
Xem thêm: Nên mua tủ đông Alaska hay tủ đông Sanaky?
Bất kỳ trong trường hợp nào thì tình trạng tủ đông đổ mồ hôi cũng cần phải được lưu ý. Khắc phục tình trạng này nhanh chóng vừa đảm bảo được hệ thống hoạt động của tủ, vừa tiết kiệm được điện năng cho người dùng.